Có rất nhiều căn bệnh bao gồm cả mỡ dư thừa tại vùng eo, huyết áp cao hoặc sự thất thường của mức cholesterone, nhưng lại rất hiếm khi gây ra các triệu trứng trong vòng 10 năm đầu. Điều này khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên đến 18%.
Các nhà khoa học Đại học Florida Atlantic, Mỹ cảnh báo rằng, mỡ bụng lớn đặc biệt liên quan đến việc chất béo sẽ lan sang phần gan và cơ, tăng nguy cơ xảy ra các cơn đau tim và làm giảm insulin.
Mỗi căn bệnh đều được xem xét một cách riêng rẽ nhưng nó đều có chung một nguy cơ gọi là hội chứng chuyển hóa, gây ra rủi ro lớn hơn tổng các căn bệnh trên.
Hội chứng chuyển hóa ảnh hưởng tới 1/3 người lớn tại Mỹ.
Để có sức khỏe tốt nhất, phần thắt lưng của đàn ông nên có thước đo dưới 101 cm, trong khi phụ nữ không nên quá 89 cm.
Tác giả của nghiên cứu này, Tiến sĩ Charles Hennekens cho biết: “Yếu tố dẫn tới hội chứng chuyển hóa là bởi sự béo phì, thừa cân. Béo phì đang vượt qua cả hút thuốc lá, trở thành tác nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ và trên toàn thế giới”.
Tuy nghiên, các nhà khoa học lại cho rằng, không cần thay đổi lối sống một cách mạnh mẽ để giảm nguy cơ đau tim ở mỗi người.
Tiến sĩ Hennekens nói: “Toàn bộ bằng chứng đều chỉ ra rằng, việc giảm 5% trọng lượng cơ thể và đi bộ nhanh trong 20 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể các bệnh liên quan đến tim mạch”.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, lối sống lành mạnh cần bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.
Đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Parvathi Perumareddi cho hay: “Thanh thiếu niên ngày nay lười vận động, có nguy cơ béo phì và có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn hẳn so với cha mẹ của chúng.
Có thể, thế hệ trẻ em và trẻ vị thành niên tại Mỹ hiện nay sẽ trở thành những người đầu tiên kể từ năm 1960, có tỉ lệ tử vong cao hơn thế hệ bố mẹ của chúng bởi các bệnh liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch vành và đột quỵ”.
>>> Đọc thêm: Đáng sợ nguy cơ mắc bệnh tim mạch của người trẻ
Video: Dầu thực vật làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư, tim mạch
Nguyên Hoàng (Nguồn: Daily Mail)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét