Theo tìm hiểu của PV, bệnh nhân N.T. L. (TP.HCM) đi học thẩm mỹ tại một cơ sở thẩm mỹ ở quận 6, TP.HCM. Với mong muốn sở hữu “mũi dọc dừa” nên sau khi kết thúc khóa học, L. đã nhờ người dạy tiêm chất làm đầy vào mũi. Thế nhưng, chưa kịp vui mừng vì “thành quả” từ lớp học, L. đã phải nhập viện vì gặp sự cố.
Sau khi tiêm xong, L. thấy mắt trái mờ, tay chân bên phải yếu dần nên được đưa đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu. Bác sĩ xác định chị L.mắt trái mất thị lực hoàn toàn, đột quỵ do tiêm chất làm đầy.
BS.Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não- Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, khi tiêm chất làm đầy vào trúng mạch máu, chất làm đầy có thể đã gây thuyên tắc động mạch máu não bên trái, gây yếu nửa người bên phải, ngoài ra còn làm thuyên tắc động mạch mắt, gây mù mắt trái.
Bác sĩ đang thăm khám chó bệnh nhân L. |
Đây không phải là trường hợp hy hữu bị biến chứng chỉ sau một mũi tiêm chất làm đầy trôi nổi, tìm đến các thẩm mỹ viện không uy tín. Điển hình, tháng 7, chị N.T. H. (23 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ninh) cũng bị hoại tử môi dưới buộc bác sĩ phải cắt bỏ do tiêm chất làm đầy. Cơ sở spa chị H. tiêm chất làm đầy sau đó được cơ quan chức năng xác định chỉ được thực hiện các dịch vụ chăm sóc da thông thường, không được thực hiện dịch vụ tiêm chất làm đầy.
ThS.BS.Nguyễn Văn Út- chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho hay, chất làm đầy hiện đang được sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp, nó có 3 loại chính.
1.Chất làm đầy vĩnh viễn chính là silicon dạng lỏng. Nhiều năm trước, ở Việt Nam, silicon đã được sử dụng trong làm đẹp như bơm ngực, bơm môi bơm các bộ phận cơ thể… Tuy nhiên từ 1991, silicon lỏng bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam vì nó có thể để lại những di chứng khác nhau trên cơ thể người…
2.Chất làm đầy dạng collagen- một hình thức của chất làm đầy dạng collagen đóng ống và đã qua xử lý tiêm vào da. Tuy nhiên, loại có độ kích ứng da cao và hiện chưa có ở Việt Nam.
3.Chất làm đầy dạng Acid hyaluronic đầy được sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp tại Việt Nam. Đây là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự một loại acid hyaluronic có trong cơ thể người, được dùng để tiêm vào da với một lượng rất nhỏ bằng loại kim chuyên biệt. Nó được đánh giá là một loại chất làm đầy khá an toàn và hiệu quả, không gây kích ứng, không cần kiểm tra và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài có thể. Ở Việt Nam, nhóm chất làm đầy này thường có tên như: Radiesse, scultra, có tác dụng 18 tháng.
Bệnh nhân bị hoại tử môi vì chất làm đầy. |
Trao đổi với PV, BS chuyên khoa thẩm mỹ Lê Viết Hải- bệnh viện đa khoa Trí Đức cho hay, kỹ thuật filler để làm đẹp tạo dáng và làm đầy nhất là làm đẹp khuôn mặt có nhiều loại nhưng phổ biến là chất làm đầy có thành phần acid hyaluronic (HA). Các sản phẩm phổ biên trên thị trường có thành phần HA như Juviderm (Pháp ), Aprilin ( Thụy Sỹ) Restylan (Thụy điển).
“Tại các bệnh viện, thẩm mỹ viện, chất làm đầy phải được cấp phép của bô Y tế. Tuy nhiên, hiện các shop rao bán trên mạng chủ yếu là hàng trôi nổi, không giấy tờ, hàng nhái. Kỹ thuật tiêm phải được thực hiện nghiêm ngặt, chỉ định đúng cho từng loại sản phẩm của chất làm đầy. Chất làm đầy giúp trể hóa thì không được sử dụng làm đầy má, sản phẩm làm đầy má tuyệt đối không được tiêm được vào môi...”, bác sĩ Hải khuyến cáo.
N.Giang
0 nhận xét :
Đăng nhận xét