Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Đông y cho rằng: buổi tối là thời điểm dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn củ cải là một thượng sách, trong khi đó sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm.

Gừng tính nóng và cay, còn củ cải tính lạnh. Đây đều là hai nguyên liệu nấu ăn quen thuộc và bổ dưỡng, Tây y và Đông y cũng coi chúng như loại thần dược có thể hỗ trợ, trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, hai loại củ “đại bổ” này không phải ăn lúc nào cũng có lợi với cơ thể.

Đi ngủ củ cải

Đông y cho rằng: buổi tối là thời điểm dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn củ cải là một thượng sách. Bởi củ cải có tính lạnh giúp hạ hỏa, thanh nhiệt. Không chỉ vậy, loại củ này còn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giảm đầy bụng, nhuận hầu (tốt cho cổ họng).

hoi-nach-6874-1395808587

Củ cải trắng vốn được giới y học coi như nhân sâm trắng

Củ cải trắng vốn được giới y học coi như nhân sâm trắng. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc hỗ trỡ và chữa trị các bệnh được chế biến từ loại củ này.

Với những công dụng trên, củ cải chính là lựa chọn hoàn hảo vào cuối ngày để bạn kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi với những giây phút thư thái và thoải mái nhất.

Khi dùng củ cải trắng cần tránh dùng chung với các loại thực phẩm sau đây, nếu không sẽ rất nguy hại:

Củ cải trắng với lê, táo nho

Nếu sử dụng chúng thường xuyên với nhau, hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng.

Nhân sâm kỵ củ cải trắng

14593675_1191016430964582_242987126_n

Nhân sâm và củ cải trắng sẽ mất hết chất bổ dưỡng khi kết hợp cùng nhau

Theo Đông y, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau.

Cà rốt kỵ với củ cải

Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.

Uống thuốc không nên ăn củ cải

Tương tự như nhân sâm, công dụng của thuốc sẽ bị giảm phần “công lực” khi bạn ăn củ cải. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn dinh dưỡng dưỡng bệnh nhé.

Củ cải kỵ nấm mèo đen

Enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong nấm mèo gây nên tình trạng viêm da.

Ngủ dậy ăn gừng

Theo Đông Y nhận định: Gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng. Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều.

Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

gung(1)

Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín 

Vì thế người xưa đã đúc kết: "Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín”. Còn buổi chiều tối là lúc cần tính âm vượt trội hơn để cả cơ thể lẫn trí não dịu lại, thư giãn và đi vào giấc ngủ. Việc dùng gừng thời điểm này gây cản trở cơ thể thư giãn và tự phục hồi, thậm chí gây rối loạn cân bằng âm dương và hại cơ thể, hại tim, hại phổi.

Tuy vậy cũng có trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nếu vào buổi chiều tối nhưng cơ thể bị nhiễm lạnh, việc dùng gừng lại đem đến lợi nhiều hơn hại…

Một số lưu ý khi sử dụng gừng:

Không gọt vỏ

Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ gừng.

Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Video: Một số tác dụng phụ đáng sợ biến mướp đắng thành độc dược

Tiến Quân

Bình luận
Source : vtc[dot]vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét